Cách để mở doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cơ hội để mở doanh nghiệp nhỏ là rất nhiều, khi nguồn tài nguyên là dồi dào, và chính phủ cũng rất khuyến khích việc mở ra các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, với việc sở hữu lớp trẻ năng động, giàu nhiệt huyết và mong muốn kinh doanh, việc muốn mở các doanh nghiệp nhỏ càng ngày càng lớn ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nhỏ có thể liên quan tới cafe, nhà hàng, thương mại, sản xuất, dịch vụ, hay phần mềm, trò chơi điện tử, trang casino online như https://gg.bet/vi/casino chẳng hạn. Tuy nhiên, muốn mở là một chuyện, nhưng mở doanh nghiệp nhỏ như thế nào là một việc mà không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách để mở doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam.

Doanh nghiệp nhỏ là gì

Đối với luật lệ Việt Nam, bạn phải hiểu rõ doanh nghiệp nhỏ được định nghĩa như nào. Đối với lĩnh vực về nhà nông, rừng, sản vật biển, và ngành công nghiệp, lắp và xây, thì doanh nghiệp nhỏ là:

  • Doanh nghiệp được cấp BHXH cho người lao động với số trung bình năm là 100 người và tổng doanh thu năm tối đa 50 tỷ đồng
  • Doanh nghiệp có không quá 20 tỷ đồng tổng.

Trong khi đó, lĩnh vực thương mại, buồn bán lẻ, dịch vụ, thì doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp nhỏ khi:

  • Có trung bình năm 50 người lao động tham gia BHXH và không quá 100 tỷ đồng tổng doanh thu năm.
  • Hoặc có không quá 50 tỷ đồng tổng nguồn vốn.

Sau khi hiểu rõ hơn về doanh nghiệp nhỏ, hãy tìm hiểu các bước để bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ. Bạn có thể tìm hiểu các mô hình kinh doanh nhỏ ít vốn mà hiệu quả để học theo.

Tìm hiểu thị trường

Muốn làm doanh nghiệp về sản xuất, dịch vụ hay phần mềm, thì đều cần nghiên cứu thị trường. Hãy tập trung vào đối tượng khách hàng, đổi thủ (cả lớn lẫn nhỏ), và nguồn vốn cần để bắt đầu cũng như duy trì doanh nghiệp trong khoản thời gian dài. Doanh nghiệp nhỏ đúng là không nhiều rủi ro như doanh nghiệp lớn, khi cần nhiều vốn hơn rất nhiều, tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ thường dễ gặp phải nhiều đối thủ hơn do việc dễ bắt đầu, dẫn đến cạnh tranh cao, hoặc bị các doanh nghiệp lớn thâu tóm. Bởi vậy nếu không muốn mất tiền và thời gian, hãy tìm hiểu thật kỹ thị trường.

Thiết lập kế hoạch kinh doanh

Đây là một yếu tố cần được làm xuyên suốt từ khi bắt đầu cho tới lúc doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Kế hoạch kinh doanh nhằm giúp tất cả mọi người trong đội có mục đích và kế hoặc chung, dẫn đến sự hiệu quả trong hoạt động. Kế hoạch kinh doanh cũng giúp người chủ nhìn ra được khía cạnh nào có thể mang lại lợi nhuận, khía cạnh nào có thể tiết kiệm chi phí. Trong quá trình hoạt động, kế hoạch kinh doanh cũng cần được thay đổi để phù hợp với từng thời điểm của doanh nghiệp, chứ không nên cứng nhắc chỉ theo một kế hoạch nào đó được định ra từ đầu.

Kết nối với các đối tác

Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hay đì cùng nhau. Tìm ra các đối tác kinh doanh là yếu tố quan trọng để giúp bất cứ doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ có thể tạo nên lợi nhuận dài hạn cho cả hai bên. Các đối tác kinh doanh có thể đến từ các doanh nghiệp nhỏ khác, doanh nghiệp của người thân, gia đình, hoặc doanh nghiệp cỡ lớn, nhà sản xuất, hay các đối tác công nghệ, ví dụ như các app quản lý doanh nghiệp.

Phát triển marketing

Sau khi đã có kế hoạch kinh doanh và các đối tác để có thể hỗ trợ hoạt động kinh doanh, thì việc đẩy mạnh tên tuổi của thương hiệu là điều cần thiết. Hãy tìm hiểu các cách để marketing, tận dụng công nghệ và mạng xã hội. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy học hỏi từ các doanh nghiệp lớn và nhỏ khác, hoặc bạn có thể tuyển một người với kiến thức marketing vào đội để hỗ trợ mảng này.

Tuân thủ pháp luật

Dù ở Việt Nam hay đâu chăng nữa trên thế giới, muốn doanh nghiệp tồn tại thì hãy tuân thủ tuyệt đối luật pháp của nước sở tại. Ngay từ ngày đầu tiên thành lập doanh nghiệp, hãy đảm bảo một cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng: giấy phép kinh doanh, con dấu, chứng nhận của bộ công thương, bộ công an, v.v. Nếu không nắm rõ về những giấy tờ này, hãy đọc thêm sách vở, thông tin trên mạng, và hỏi sự trợ giúp của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.