Chạy bộ lúc nào cũng là biện pháp giảm cân được nhiều người yêu thích. Nhưng không phải ai cũng biết cách chạy bộ đúng cách. Đặc biệt với những người mới bắt đầu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những gì người mới bắt đầu cần lưu ý.
Kỹ thuật chạy bộ thể hình
Thật ra chạy bộ có rất nhiều hình thức: chạy bộ trên máy chạy bộ điện, chạy bộ ngoài trời,… Nhưng dù là hình thức nào thì chạy bộ cũng cần rất nhiều kỹ thuật để cho việc luyện tập tốt hơn. Và cũng ngăn ngừa được những chấn thương không đáng có.
Tư thế
Bạn giữ đầu của mình thẳng đứng và nhìn về phía trước. Cằm của bạn phải luôn ở vị trí trung lập. Không nên để quá cao hay quá thấp. Nếu bạn có vị trí cằm sai, cổ bạn cũng sẽ bị sai dẫn đến chấn thương vùng cổ.
Vai của bạn nên thư giãn ra, không nên gồng quá mức. Lưng cũng không quá gù nhé.
Tư thế chạy bộ
Đặt chân
Giữ phần chân gần với đường ở trung tâm của vỉa hè. Nếu bạn có luyện tập ở đường đua rồi sẽ biết đến đường tưởng tượng này.
Tìm hiểu chiều dài sải chân
Đứng thẳng hai chân cách xa nhau. Nghiêng về phía trước như người nhảy trượt tuyết. Chuyển động cơ thể bạn nghiêng về phía trước, sau đó đưa chân phải ra trước mặt bạn.Sau đó bắt bản thân bạn ngã về phía trước.
Phần khoảng cách chân đó chính là chiều dài sải chân của bạn. Đây là yếu tố khá quan trọng khi bắt đầu tập chạy. Có một lời khuyên từ các chuyên gia đó là bạn nên duy trì sải chân bất kể chạy bộ như thế nào.
Và những sải chân tiêu chuẩn đó là chạy bộ- 5km/h, chạy bộ nhanh hay thể dục là 6,5 km/h, đường đua là 8km/h.
Sải bước
Một nguyên tắc khi chạy bộ dù là chạy máy chạy bộ hay chạy trên đất. Luôn giữ một chân trên mặt đất. Phần gót chân chạm đất trước, sau đó lăn vào bóng của bàn chân. Chúng ta nên tập trung hơn vào việc nhanh chân thay vì cố gắng để sải chân dài hơn.
Sải bước chạy bộ
Cánh tay
Cánh tay đòn chính là bộ phận sẽ làm cho bước đi của bạn giống như một bài tập toàn thân. Bạn sẽ đốt cháy thêm 5 – 10% calories nếu áp dụng các động tác này.
Hãy để phần cánh tay uốn cong khuỷu tay và di chuyển theo từng bước với bàn chân theo hình vòng cung từ thắt lưng đến ngực.
Bàn tay bạn chỉ nên đạt mức dưới cằm chứ đừng nên đánh quá cao nhé. Cẳng tay của bạn nên đặt bên phần hông để giữ vững sải chân về phía trước.
Chạy bộ để giữ sức không mệt
Theo các chuyên gia về bộ môn này khuyên thì chúng ta nên thực hiện ít nhất 30 phút tập thể dục với cường độ vừa phải. Và nên tập thể dục trong hầu hết các ngày. Chạy bộ là hình thức tác động thấp nhưng lại mang đến lợi ích tuyệt vời.
Để tránh việc tập luyện không bị quá sức, bạn nên chia thời gian ra để luyện tập. Ví dụ như chạy bộ nhanh 10 – 15 phút trước hoặc sau bữa ăn. Đi lên xuống cầu thanh thay vì chúng ta đi thang cuốn hay thang máy.
Tập luyện hợp lý
Nếu nhà bạn gần chỗ làm, bạn có thể đi bộ đến chỗ làm để cho cơ thể quen với việc lúc nào cũng được luyện tập.
Khi ở nhà bạn cũng có thể tiếp tục hoạt động bằng cách dắt chó đi dạo hoặc đến các cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra đi dạo sau bữa tối cũng là một cách luyện tập an toàn.
Nếu bạn là người mới bắt đầu thì cũng đừng lo. Việc luyện tập không quá khó khăn như bạn nghĩ đâu. Nếu không có thời gian để duy trì chạy bộ, máy chạy bộ cũng là một ý kiến hay đấy. Hãy truy cập https://www.sieuthitaigia.vn và xem qua những chiếc máy nơi đây. Đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng.