Bạn có biết rằng, hở van tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường xuyên gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Vì vậy, không ít người đã lo lắng khi bị bệnh hở van tim, liệu bệnh có thể điều trị được không? Có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh hở van tim và phương pháp điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu nhé!
Một số thông tin về bệnh hở van tim
Van tim của con người không khác gì van một chiều trong hệ thống máy bơm, van tim có tác dụng lưu thông máu một chiều, máu sẽ từ tĩnh mạch chạy về tim và đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược ại. Nếu như không có van tim, tim sẽ không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể vì lúc đó máu sẽ lưu thông 2 chiều còn khi tim bị hở thì quá trình lưu thông sẽ bị khó khăn hơn.
Hở van tim sẽ làm quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn
Những nguyên nhân gây nên bệnh hở van tim
- Tim bẩm sinh
- Do người bệnh có những bệnh lý mắc phải.
Dấu hiệu nhận biết bệnh hở van tim
Ở giai đoạn đầu, bệnh hở van tim vẫn đang ở mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ khó có thể phát hiện ra những triệu chứng và rất nhiều trường hợp trong quá trình thăm khám mới biết bị hở van tim.
Khi bệnh tiến triển nên giai đoạn nặng, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như:
Triệu chứng 1: Khó thở, nhất là đối với những bệnh nhân bị hở van động mạch phổi, hay hở van tim 2 lá. Khi người bệnh nằm xuống, dấu hiệu này sẽ càng tăng lên rõ rệt.
Triệu chứng 2: Mệt mỏi, do tim không tuần hoàn mang máu đi nuôi cơ thể nên người bị hở van tim thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nếu lao động quá sức có thể gây ngất xỉu.
Triệu chứng 3: Tim đập nhanh, không ít người nghĩ tim đập nhanh là dấu hiệu của bệnh nhịp tim không kiểm soát hay rối loạn nhịp tim nhưng thực tế đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh hở van hai lá giai đoạn đầu tiên. Ngoài ra, người bệnh còn có một số dấu hiệu, triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, sưng chân, mắt cá chân, ho nhiều vào ban đêm.
Biện pháp điều trị bệnh hở van tim
Hầu hết các vấn đề van tim đều có thể điều trị bằng thuốc, can thiệp hay phẫu thuật sửa chữa thay thế. Nhưng tùy vào nguyên nhân gây hở van, các triệu chứng của bệnh, mức độ ảnh hưởng của van đến chức năng co bóp của tim, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị phù hợp với những người bệnh cụ thể.
Hình ảnh so sánh hở van tim 2 lá và người bình thường
Điều trị bằng thuốc: Thuốc điều trị có thể không làm cho van tim hết hẹp, hở nhưng có thể kiểm soát được các triệu chứng, giảm gánh nặng cho tim và làm chậm tiến triển của bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông…
Can thiệp hoặc phẫu thuật: Việc bạn lựa chọn phương pháp phẫu thuật tim mở hay can thiệp tim qua da sẽ được bác sĩ chữa trị quyết định dựa trên mức độ tổn thương van. Phẫu thuật thường được áp dụng với các trường hợp van tim cần thay thế. Can thiệp qua da được áp dụng với những trường hợp hẹp van tim hoặc khuyết tật van tim bẩm sinh. Thay van tim qua da không mổ là một kỹ thuật hiện đại nhưng chi phí khá là cao.
Lời khuyên dành cho người bệnh bị hở van tim
Khi bạn hoặc người thân của bạn mắc phải bệnh hở van tim hoặc đã được điều trị bằng cách sửa chữa, thay thế van, điều quan trọng nhất bạn cần làm đó là bảo vệ mình khỏi những vấn đề về tim có thể gặp trong tương lai. Để làm được điều này, bạn cần biết mức độ và tình trạng hiện tại của van tim. Phải thông báo với bác sĩ điều trị và nha sĩ về bệnh van tim của bạn trong mỗi lần khám. Đồng thời bạn cũng cần kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp nếu có vì huyết áp cao làm tim của bạn phải gắng sức nhiều hơn.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh hở van tim hay có các dấu hiệu bệnh tim cần ăn nhạt, ăn ít muối, ăn những thức ăn ít chất béo và kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tránh để thừa cân vì tình trạng quá cân là một gánh nặng cho tim khi co bóp, tập thể dục mỗi ngày mà sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức.
Trên đây là bài bệnh hở van tim và phương pháp điều trị bệnh hở van tim. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều thông tin để bảo vệ bản thân và gia đình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.